Mạnh Tử đã trích dẫn một câu chuyện trong “Thi Kinh”. Và gợi ý rằng vua Tề Tuyên Vương có thể học hỏi từ câu chuyện “Vua Chu Văn Vương giận dữ mà an thiên hạ.”
Trong Chương 3 của “Lương Huệ Vương Hạ” của Mạnh Tử có ghi lại một câu chuyện rằng: Tề Tuyên Vương – Vị Vua thứ năm của nước Điền Tề – hỏi Mạnh Tử về chiến lược quan hệ ngoại giao đối với các nước láng giềng.
Mạnh Tử nói: Có hai nguyên tắc. Một là “biến việc lớn thành việc nhỏ”, là phong thái của người nhân từ. Hai là “biến việc nhỏ thành việc lớn”, là một bước đi khôn ngoan.
Cho đến nay, thuật ngữ cổ xưa “giận dữ mà an thiên hạ” cũng đã được các doanh nhân sử dụng trong quản lý nơi làm việc; và biến thành “giận dữ an nhân viên”.
“Giận dữ mà an thiên hạ” cũng được áp dụng nơi làm việc
Khi tôi còn trẻ, tôi đã phục vụ trong quân đội. Và khi tôi học trong học viện quân sự; trưởng phụ đạo của chúng tôi là một sĩ quan xuất sắc. Một số phong cách quản lý của anh ấy đã ảnh hưởng sâu sắc đến tôi.
Trong 2 năm cùng sinh hoạt với nhau, chưa có lần nào tôi thấy anh ấy nổi giận. Nhưng cách anh ấy hành xử với người khác chính là để người kính trọng và nể phục mình. Tuy nhiên, vào một ngày nọ, trưởng phụ đạo đột nhiên mất bình tĩnh; điều này khiến chúng tôi rất ngạc nhiên!
Sau nhiều năm, tôi nhận ra rằng lúc đó anh không hề tức giận; mà là hoàn cảnh lúc bấy giờ đã khiến anh phải áp dụng biện pháp quản lý “giận dữ mà an thiên hạ”.
Lúc đó, Bộ Quốc phòng đang đi kiểm tra trường chúng tôi. Nhà trường đã khẩn trương vận động toàn bộ học sinh không được nghỉ ngơi.
Trong toàn bộ kỳ nghỉ, toàn thể cán bộ nhân viên phải thực hiện cấp bách việc dọn dẹp; bảo dưỡng các phòng học, ký túc xá, phòng ăn. Các kho hàng đều không được phép dính một hạt bụi. Sàn nhà phải được đánh bóng đến mức có thể soi được hình người.
Khi nào mới cần sử dụng đến sách lược “Giận dữ mà an thiên hạ “
Chúng tôi bận rộn đến hơn 9 giờ tối. Ai nấy đều mệt lừ và chỉ muốn tắm rửa xong lên giường nằm nghỉ ngơi. Không ngờ bộ trưởng đi kiểm tra lại phát hiện ra bãi cỏ sau đã mọc dại lên cao và chỉ đạo trưởng phụ đạo phải nhổ cỏ ngay lập tức.
Nhưng diện tích cỏ rất lớn, đêm lại đã về khuya. Làm sao để bảo các học viên vốn đã kiệt sức phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ gian khổ được giao bởi cấp trên đây?
Trưởng phụ đạo không hiểu đã đi đâu mất. Không có sự giám sát của cán bộ cấp trên; một số bạn học lanh trí bắt đầu lẩn đi, bí mật chạy đi tắm. Một số ra vườn hút thuốc và nghỉ ngơi … Cảnh tượng hỗn độn.
Đột nhiên, Trưởng phụ đạo thổi còi khẩn cấp: “Tất cả nhân viên tập hợp”. Khi mọi người đã tập hợp xong, Trưởng phụ đạo mới sử dụng đến sách lược: “giận dữ mà an thiên hạ”.
Anh lớn tiếng quát mắng những người tự ý rời bỏ cương vị, chỉ trích những người không biết khuyên nhủ đồng đội; khiến mọi người ai nấy đều xấu hổ tự trách bản thân. Sau đó mỗi người phải cầm một cái lưỡi hái đi cắt cỏ. Và phải hoàn thành nhiệm vụ trước 11 giờ khuya.
“Nổi cơn tam bành” cũng là một trong những chiến lược quản lý
Sau nhiều năm làm quản lý cơ quan, tôi tuy không hay cáu gắt, tính tình rất hòa đồng với đồng nghiệp. Tuy nhiên tôi cũng có lần nổi cơn tam bành.
Tôi phục vụ trong cơ quan thuế. Kỳ kê khai thuế thu nhập toàn diện hàng năm vào tháng 5 là thời điểm trọng yếu của đơn vị. Và toàn bộ nhân viên được huy động toàn bộ.
Năm 2020 là thời kỳ dịch bệnh Covid 19 trở nặng. Vì để phòng dịch, trước ngày 14 tháng 6 năm 2020; việc cung cấp các dịch vụ khai thuế lợi tức đã hoàn toàn bị dừng lại.
Tuy nhiên, khi sở thuế vụ tiếp tục cung cấp dịch vụ khai thuế lợi tức từ ngày 15/6/2020; dự kiến sẽ có một số lượng lớn người đến cục thuế để kê khai thuế lợi tức. Đến lúc đó, chi cục thuế sẽ không thể xử lý được số lượng người nộp hồ sơ quá đông như vậy. Vì vậy, tôi đã lên kế hoạch từ trước; và vận động đồng nghiệp ở các đơn vị khác tham gia hỗ trợ công tác kê khai.
Quả nhiên là hôm đó người người ồ ạt đến kê khai thuế. Nhân lực hỗ trợ trực tuyến cũng đã đầy. Ngay cả thời gian đi vệ sinh hay nghỉ ngơi cũng không có.
Tôi yêu cầu các đồng nghiệp trong bộ phận quản lý biên nhận lên tầng trên và yêu cầu các bộ phận khác cử nhân viên xuống hỗ trợ. Nhưng đi được một lúc lâu, anh ta xuống và trả lời rằng: “Mọi người nói hỗ trợ nhiều quá. Họ có việc riêng, không muốn hỗ trợ nữa”. Nghe vậy, tôi rất tức giận, tức tốc chạy lên lầu.
Chỉ khi thấu hiểu lẫn nhau thì mới có thể duy trì được mối quan hệ lâu dài.
Tôi quát mắng các trưởng phòng khác từ lối ra cầu thang; yêu cầu họ dẫn tất cả các đồng nghiệp trong phòng xuống tầng dưới xem các đồng nghiệp dưới lầu đang bận rộn đến mức độ nào. Và để xem làm sao họ lại có thái độ như vậy với đồng nghiệp của mình được?
Tất cả các đồng nghiệp của tôi ở trên lầu đều chết sững vì tiếng la hét và mắng mỏ quá lớn của tôi! Trưởng phòng thấy vậy liền xin lỗi tôi. Anh ấy nói rằng mình không biết về vấn đề này; chính các đồng nghiệp đã tự quyết định. Anh ấy sẽ cải thiện điều này ngay lập tức.
Theo sự điều động của trưởng phòng; nhân lực hỗ trợ đã lập tức xuống tiếp viện để giải quyết tình trạng đông đúc. Sau chuyện này, tôi đã tìm đến trưởng phòng và giải thích sự tình cho anh ta nghe. Trưởng phòng cười nói: “Trưởng khoa! Anh đừng để tâm. Anh mắng em, em mới biết mà nhờ đồng nghiệp hỗ trợ. Anh mắng hay lắm!”
Lúc đó, tôi chợt nhớ đến lời của vị phụ đạo trưởng nhiều năm trước, “Tức giận làm an thiên hạ”. Hóa ra nóng nảy đúng lúc lại là bí quyết nhỏ để thúc đẩy đồng nghiệp đang uể oải; khó hoàn thành nhiệm vụ trở lại làm việc.
Tuy nhiên, đừng quên rằng sau đó bạn vẫn phải giải thích với đồng nghiệp để mọi người hiểu được vị trí và tình thế khó xử lúc đó. Chỉ khi mọi người có tâm lý thấu hiểu lẫn nhau thì mới có thể duy trì được tình bạn lâu dài.
Theo epochtimes
☎️: 0935 98 60 68
📧: sale@akado.vn
🌐: https://akado.vn/
🏠: 175 Lê Đình Dương, Đà Nẵng