Một số bệnh nhân nhiễm Zika không có biểu hiện lâm sàng nhưng chuyên gia khuyên bạn cần lưu ý những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh này.
Biến chứng nguy hiểm của virus Zika là gây teo não và rối loạn hệ thống miễn dịch tác động đến thần kinh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tuyên bố virus Zika là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế bởi những lo ngại ngày càng tăng về khả năng có thể gây dị tật bẩm sinh. Dự đoán khoảng 4 triệu người có thể bị nhiễm cho tới cuối năm nay.
Vậy chính xác loại virus này nguy hiểm như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem. Virus Zika gần tương tự với bệnh sốt xuất huyết, chúng thuộc họ flavivirus – rất gần với các virus gây nên bệnh sốt xuất huyết.
Bệnh do virus ZIKA được ghi nhận đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng ZIKA của Uganda (một quốc gia tại châu Phi).
Cũng giống như sốt xuất huyết, bệnh được lây truyền qua vật chủ trung gian là muỗi, hay cụ thể hơn là muỗi Aedes (muỗi lan truyền bệnh sốt xuất huyết). Chính vì vậy, qua thời gian căn bệnh này đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới.
Thực chất, virus này không được xếp vào dạng nguy hiểm với người trưởng thành. Người mắc bệnh cũng sẽ có những triệu chứng tương tự như khi mắc sốt xuất huyết: sốt, xuất huyết nội, đau mỏi cơ, đau mắt… nhưng với mức độ nhẹ hơn.
Tuy một số trường hợp có thể chuyển biến nặng do thể trạng yếu, nhưng thường thì bệnh nhân sẽ khỏi bệnh trong khoảng 4 ngày đến 1 tuần.
Một số triệu chứng khi bệnh nặng, có thể nhầm lẫn với các căn bệnh nguy hiểm hơn như sốt xuất huyết hoặc bệnh chikungunya.
Nhưng nếu vậy thì loại virus này nguy hiểm ở điểm gì, khi hầu như không có trường hợp nào tử vong vì nó?
Loài virus “ăn não” trẻ sơ sinh cực kỳ nguy hiểm
Câu chuyện này bắt nguồn khi Bộ Y tế Brazil thông báo trong năm 2015 có tới 2.782 trường hợp trẻ em sinh ra tại Brazil mắc “chứng não nhỏ” – một căn bệnh theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là không thể chữa được. Con số này trong năm 2014 chỉ là 150 trẻ.
Trẻ mắc phải hội chứng này não bộ sẽ không phát triển bình thường khi còn ở trong bụng mẹ. Kết quả, đứa trẻ ra đời với một cái đầu nhỏ bất thường.
Hầu hết những em bé kém may mắn như vậy đều không sống được lâu. Và dù có may mắn sống sót, sự phát triển của các em cũng gặp rất nhiều trở ngại.
Nhưng như vậy thì sao? Vấn đề là ở chỗ các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân của hội chứng này là vì virus Zika.
Theo như ghi nhận từ Trung tâm phòng chống dịch bệnh Châu Âu (ECDC), có mối liên hệ rất rõ ràng từ việc thai phụ mắc phải Zika virus trong quá trình mang thai, đến việc con cái sinh ra mắc phải hội chứng nhỏ đầu.
Tại hầu hết các địa điểm dịch sốt Zika bùng phát (như Brazil gần đây) đều có sự gia tăng đột biến của hội chứng này.
Dù vậy hiện các chuyên gia cần nhiều thời gian hơn đánh giá chính xác được mối quan hệ này, vì còn có nhiều nguyên nhân khác gây nên hội chứng não nhỏ như nhiễm trùng, nhiễm độc tố trong quá trình mang thai, lỗi gene….
Thế nhưng rõ ràng sự nguy hiểm tiềm ẩn của virus Zika là không thể phủ nhận, khi thậm chí chính phủ Brazil còn khuyên người dân không nên mang thai vào thời gian này, khi dịch bệnh đang bùng phát.
Còn tại Việt Nam, tuy chưa có ghi nhận trường hợp nào mắc phải virus Zika, nhưng chúng ta lại có vật chủ trung gian lây truyền căn bệnh này: muỗi Aedes, và sự đi lại, giao lưu với các vùng có dịch nên Bộ Y Tế nhận định khả năng xuất hiện bệnh do virus Zika hoàn toàn có thể xảy ra.
Đồng thời hiện nay virus này đã ghi nhận tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Chính vì thế Bộ Y tế Việt Nam khuyên người dân nên “đi trước một bước” bằng cách Diệt Muỗi và các ổ bọ gậy xung quanh nhà để loại bỏ nguy cơ lan truyền dịch bệnh.
Nhận biết bệnh
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian ủ bệnh Zika khoảng 2-12 ngày sau khi bị muỗi đốt. Khoảng 75-80% số bệnh nhân bị nhiễm virus Zika không có biểu hiện lâm sàng.
Bác sĩ Cấp cho biết, những người cần xét nghiệm để phát hiện virus Zika trước hết là người bệnh cư trú hoặc đi du lịch tới khu có lưu hành dịch Zika trong vòng hai tuần trước khi khởi phát bệnh và có ít nhất 2 trong số các triệu chứng lâm sàng.
Biểu hiện để nhận biết Zika:
– Sốt nhẹ 37,8-38,5 độ C, mệt mỏi, mọc ban rát sẩn trên da, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân.
– Viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt, và suy nhược.
– Một số ít bệnh nhân có thể có đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, loét niêm mạc hoặc ngứa.
Chẩn đoán xác định khi bệnh nhân nghi ngờ, có các xét nghiệm khẳng định căn nguyên như RT-PCR Zika virus dương tính, hay phản ứng huyết thanh (IgM) dương tính và có hiệu giá kháng thể cao gấp từ 4 lần trở lên so với hiệu giá kháng thể trung hòa virus Dengue tại cùng thời điểm.
Đối tượng nào dễ mắc virus Zika?
Theo TS. Masaya Kato – đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, lý do WHO nhận định Zika là mối quan ngại đối với y tế cộng đồng không phải do tốc độ lây lan của virus mà do các biến chứng nguy hiểm của bệnh này. Đối với trẻ sơ sinh, cụ thể là gây teo não và hội chứng Guillain-Barré, một loại rối loạn hệ thống miễn dịch tác động đến thần kinh gây ra hiện tượng yếu cơ ở tay và chân.
Do đó, phụ nữ có thai, đang có ý định và có nguy cơ mang thai là những đối tượng cần cẩn trọng nhất.
Phụ nữ có thai nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm virus Zika cần được theo dõi siêu âm thai mỗi 3-4 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi.
Trẻ bị dị tật đầu nhỏ hoặc có tiền sử mẹ nhiễm virus Zika khi mang thai cần được theo dõi sự phát triển về tinh thần và vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh.
Điều trị như thế nào khi bị bệnh?
Vẫn theo bác sĩ Cấp, hiện không có điều trị đặc hiệu cho bệnh do virus Zika. Các điều trị hỗ trợ bao gồm nghỉ ngơi, bồi phụ nước, điện giải, hạ sốt nếu có sốt cao. Người bệnh đặc biệt cần thận trọng khi dùng Aspirin hay corticoid khi chưa loại trừ được sốt xuất huyết Dengue.
Theo dõi các biểu hiện yếu, liệt cơ sau khi bị bệnh để phát hiện, xử trí sớm hội chứng Gulain-Barre nếu có.
Cách phòng bệnh
Do chưa có vắc xin phòng bệnh nên cách duy nhất chủ yếu là hạn chế đi đến vùng lưu hành dịch Zika. Các cá nhân trong vùng dịch áp dụng các biện pháp hạn chế muỗi đốt như: Mặc quần áo kín, sáng màu, dùng các thuốc xua đuổi côn trùng, nằm màn, lắp đặt Cửa Lưới Chống Muỗi quanh nhà ở các vị trí cửa chính, cửa sổ,…
Tại vùng có dịch cần triển khai các biện pháp diện muỗi như: Đảm bảo vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng đọng nước như các mảnh vỡ, lốp xe, vỏ lon, vũng nước đọng. Đậy kín các chum, bể hoặc thả cá diệt loăng quăng, diệt muỗi bằng bẫy, vợt,…
Đặc biệt, phụ nữ có thai không nên đi du lịch tới các nước đang có dịch bệnh. Còn phụ nữ mang thai ở vùng dịch nên sử dụng các biện pháp chống muỗi đốt như trên đồng thời nhanh chóng tới gặp bác sĩ sau khi phát hiện bị muỗi đốt.
Cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm virus Zika.
Nguồn tổng hợp từ Internet
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của chúng tôi
☎️: 0935 98 60 68
📧: sale@akado.vn
🌐: https://akado.vn/
🏠: 175 Lê Đình Dương, Đà Nẵng